Tài chính cá nhân là 1 vấn đề mà không phải ai cũng biết và kiểm soát chúng. Học cách sử dụng các công cụ tài chính vào đời sống hàng ngày là rất quan trọng. Có nhiều trường hợp bạn đang muốn mua bảo hiểm nhân thọ và lại muốn tích lũy thật nhiều khoản tiết kiệm ngân hàng, liệu rằng nên làm như thế nào để có đúng và hợp lý nhất. Nên ưu tiên chọn cái nào hay thậm chí phải chọn cả 2 cùng lúc.
Tài chính cá nhân không phải lúc dễ dàng với từng người, vì vậy không quá ngạc nhiên nếu rất nhiều người vẫn còn đang rất mơ hồ về chúng. Chính vì vậy, hãy cùng tôi khám phá và hiểu dần phần nào đó liên quan đến 2 vấn đề bảo hiểm nhân thọ và gửi tiết kiệm ngân hàng sẽ như thế nào?
Nội dung chính
Bảo hiểm nhân thọ và gửi tiết kiệm ngân hàng có gì giống nhau?
Cả 2 hình thức này đều hợp pháp và được nhà nước hỗ trợ, giám sát chặt chẽ. Mỗi hình thức đều nhắm đến những mục đích cốt lõi riêng của mình nhưng vẫn xoay quanh việc thúc đẩy xã hội, kinh tế của 1 quốc gia. Bản chất của 2 hình thức đều là gửi tiền đều đặn hàng tháng,hàng năm đổi lại sẽ nhận được giá trị nào đó (tiền mặt hoặc các loại giá trị thay cho tiền mặt).
Bảo hiểm nhân thọ có gì khác với gửi tiết kiệm ngân hàng?
BHNT được sự giám sát chặt chẽ của bộ tài chính quốc gia, mọi quy định, quyền lợi hoa hồng, chính sách đại lý… đều do bộ tài chính kiểm soát nghiêm ngặt. Bảo hiểm nhân thọ sinh ra nhằm tăng nguồn vốn để ổn định, thúc đẩy phát triển xã hội. Còn gửi tiết kiệm ngân hàng là hình thức gây quỹ, góp vốn nhằm phát triển kinh tế đất nước, mỗi ngân hàng đều chịu quản thúc và giám sát của chính phủ nhằm kiểm soát và đảm bảo an ninh tài chính quốc giá.
Giá trị nhân văn cao nhất mà BHNT có được là bảo vệ tiền cho người tham gia nếu có rủi ro xảy ra trong tương lai. Bất kỳ rủi ro đột xuất nào đến dẫn tới sự kiện tử vong cho chủ hợp đồng bảo hiểm thì số tiền bồi thường này sẽ là 1 khoản khá lớn chi trả cho người thân (người thụ hưởng) của bạn, 1 lưu ý nhỏ là số tiền bồi thường này sẽ không phải chịu bất kỳ khoản thuế thu nhập nào như mọi hình thức khác.
Gửi tiết kiệm là hình thức tích lũy và nhận lại lãi suất định kỳ, nếu sự kiện từ vong xảy ra chủ nhân cuốn sổ tiết kiệm thì ngân hàng sẽ chỉ trả lại đúng số tiền đã gửi tiết kiệm cùng với số nhỏ tiền lãi trong suốt thời gian tồn tại cuốn sổ tiết kiệm này.
Ví dụ sau sẽ cho bạn thấy sự khác nhau cũng liên quan đến tiền của 2 hình thức này như thế nào.
Giả sử anh Tâm và anh Sơn cùng nhau bỏ ra số tiền bằng nhau, nhưng anh Tâm mua 1 hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và đóng phí mỗi năm là 20 triệu, còn anh Sơn đi mở 1 cuốn sổ tiết kiệm trị giá 20 triệu mỗi năm với lãi suất 7%/năm. 2 năm sau, cả hai người đều bị tử vong trên chuyến xe tai nạn khi đi công tác chung với nhau.
Lúc này, người nhà của Tâm nhận được số tiền bồi thường từ công ty bảo hiểm nhân thọ là khoảng 1,5 tỷ. Còn gia đình anh Sơn được gia đình trả lại số tiền gửi trong 2 năm và 7% lãi tổng cộng khoản 42,8 triệu.
Khi tham gia bảo hiểm nhân thọ bạn cần lưu ý đến 2 đối tượng:
- Người được bảo hiểm: là đối tượng sẽ được hưởng các quyền lợi như chi phí viện phí trong suốt thời hạn hợp đồng.
- Người thụ hưởng: là người thân của chủ sở hữu hợp đồng, người này sẽ nhận được toàn bộ giá trị hợp đồng nếu người chủ hợp đồng qua đời trước thời hạn hợp đồng kết thúc.
Cái hay của BHNT là nó bảo vệ tài chính cho cả người chủ sở hữu mà còn phụ cấp số tiền lớn cho người thân nếu sự kiện tử vong xảy ra cho chủ hợp đồng. Đây là tính nhân văn cao nhất mà hình thức gửi tiết kiệm không thể có được.
Tuy nhiên, lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng sẽ có phần cao hơn của bảo hiểm nhân thọ một chút. Tính linh động của sổ tiết kiệm sẽ giúp chủ cuốn sổ có thể rút về nếu cần đột xuất mà không phải mất 1 khoản phí phạt nào. Còn bảo hiểm nhân thọ thì đòi hỏi phải cam kết đủ thời gian tối thiểu trước khi hoàn rút tiền mặt, hoặc chủ sở hữu phải vay lại số tiền kèm theo lãi suất để trang trải cho các việc đột xuất, sau đó phải hoàn trả lại để đảm bảo các quyền lợi cao nhất của hợp đồng. Tính linh động của gửi tiết kiệm ngân hàng này lại chính là nguyên nhân khiến cho tính kỷ luật con người dần bị xói mòn và bạn khó mà có được kế hoạch tiết kiệm lâu dài.
Nói cách khác, bảo hiểm nhân thọ chính là hình thức gửi tiết kiệm bắt buộc, bị ràng buộc thời hạn, quy định lãi suất, tiền phạt, lãi suất… nhưng cuối cùng bạn sẽ có 1 kế hoạch tài chính dài hạn, đảm bảo đủ và dư dả về lâu dài. Hãy lưu ý rằng, bảo hiểm nhân thọ không phải là 1 khoản đầu tư mà chính là hình thức bảo vệ túi tiền của bạn trong tương. Nếu muốn đầu tư mang lại giá trị tốt thì bạn có thể chọn hình thức gửi ngân hàng hoặc liên hệ với 1 chuyên gia tài chính nào đó để nhờ họ tư kế hoạch tài chính là được.
Vì tính chất 1 số gói bảo hiểm nhân thọ có trả lãi suất định kỳ, điều này khiến cho 1 số người lầm tưởng đó là hình thức gửi tiết kiệm nên lại mang ra đi so sánh với ngân hàng, đây hoàn toàn không phải là cách hiểu đúng. Khi bạn nghe các đại lý bảo hiểm hay các chuyên gia tài chính nói về khoản đầu tư bảo hiểm nhân thọ tức là họ đang nói đến khía cạnh cổ tức hàng năm khách hàng nhận được, khả năng tạo ra giá trị tiền mặt hay hình thức vay vốn từ chính số tiền đóng bảo hiểm này. Giải pháp đầu tư kết hợp với bảo vệ cũng mang lại nhiều giá trị có ích tốt cho khách hàng. Tuy nhiên, hình thức đầu tư này của BHNT không thể tối ưu tốt bằng sổ tiết kiệm vì nó sẽ chịu các phí quản lý và hoa hồng bảo hiểm khá cao, dẫn đến lãi suất thực nhận của nhà đầu tư cũng hạn chế. Đây là điều mà tôi đã nhấn mạnh ở trên, do đó bạn không nên nghĩ bảo hiểm nhân thọ là 1 khoản đầu tư đâu nhé.
Trên đây là 1 số thông tin, hi vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai hình thức bảo hiểm nhân thọ với gửi tiết kiệm ngân hàng, khi hiểu đúng điểm mạng, điểm yếu từng hình thức bạn sẽ chủ động và có kế hoạch tài chính tốt hơn trong cuộc đời mình.
Chúc bạn hạnh phúc!
Tham khảo thêm bài viết hay về bảo hiểm nhân thọ cho người trụ cột: https://muabaohiemnhantho.org/tu-van-bao-hiem-nhan-tho/bao-hiem-nguoi-tru-cot.html
Leave a Reply